Chính trị, xây dựng đảng, đưa nghị quyết vào cuộc sống

Tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2016-2021
Cập nhật lúc 06:39 ngày 08/06/2021 - Số lượt xem: 590


Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND (thành phố và cấp huyện), các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND các cấp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định. Theo đó, tình hình tổ chức của HĐND các cấp thực hiện cụ thể.


Toàn cảnh kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh minh họa: TV.

Đối với cấp thành phố: Đầu nhiệm kỳ, HĐND thành phố có tổng số 55 đại biểu (trong đó, có 13 đại biểu nữ, chiếm tỷ lệ 23,6%; 3 đại biểu tôn giáo, chiếm tỷ lệ 5,45%; 1 đại biểu dân tộc ít người, chiếm tỷ lệ 1,81%); chia thành 09 tổ đại biểu theo các đơn vị hành chính của thành phố (mỗi tổ đại biểu có từ 5-10 đại biểu). Qua quá trình hoạt động, đến nay, HĐND thành phố còn 52 đại biểu. HĐND thành phố thống nhất cho thôi nhiệm vụ 03 đại biểu, do được điều động nhận nhiệm vụ mới hoặc chờ đến tuổi nghỉ hưu.

Số lượng đại biểu HĐND thành phố hoạt động chuyên trách là 11 đại biểu. Thường trực HĐND thành phố, gồm: chủ tịch (hoạt động kiêm nhiệm), 02 phó chủ tịch (hoạt động chuyên trách) và 04 ủy viên thường trực. Trong đó, Chủ tịch HĐND thành phố là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; 01 Phó Chủ tịch là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, 01 Phó Chủ tịch là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và 4 Ủy viên Thường trực là Trưởng các Ban của HĐND thành phố.

HĐND thành phố hiện có 4 ban, mỗi ban có 07-09 thành viên. Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của các Ban là 09 đại biểu. Cụ thể: Ban Pháp chế có 03 đại biểu (01 Trưởng Ban, 02 Phó Trưởng Ban), Ban Kinh tế - Ngân sách có 02 đại biểu (01 Trưởng Ban và 01 Phó Trưởng Ban), Ban Văn hóa - Xã hội có 02 đại biểu (01 Trưởng Ban và 01 Phó Trưởng Ban), Ban Đô thị có 02 đại biểu (01 Trưởng Ban, 01 Phó Trưởng Ban). Ngoài ra, còn có 01 đại biểu công tác tại Văn phòng HĐND thành phố.

Đối với cấp huyện: Ðầu nhiệm kỳ, HÐND các quận, huyện trong thành phố có tổng số 313 đại biểu; trong đó, có 89 đại biểu nữ, chiếm tỷ lệ 28,43%; 16 đại biểu tôn giáo, chiếm tỷ lệ 5,11%; 04 đại biểu dân tộc ít người, chiếm tỷ lệ 1,28%. Qua quá trình hoạt động, đến nay, số lượng đại biểu HÐND cấp huyện còn 291 đại biểu (cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HÐND 14 đại biểu, 03 đại biểu từ trần, miễn nhiệm 5 đại biểu). Số lượng đại biểu HÐND cấp huyện hoạt động chuyên trách là 16 đại biểu, gồm 14 Phó Chủ tịch và 2 Ủy viên Thường trực HĐND cấp huyện.

Đối với cấp xã: Ðầu nhiệm kỳ, có tổng số 2.975 đại biểu; trong đó, có 707 đại biểu nữ, chiếm tỷ lệ 23,76%; 178 đại biểu tôn giáo, chiếm tỷ lệ 5,98%; 61 đại biểu dân tộc ít người, chiếm tỷ lệ 2,05%. Qua quá trình hoạt động, đến nay, số lượng đại biểu HÐND cấp xã còn 2.607 đại biểu (trong đó, bãi nhiệm 15 đại biểu, cho thôi nhiệm vụ đại biểu HÐND 283 đại biểu, 37 đại biểu từ trần). Số lượng đại biểu HÐND cấp xã hoạt động chuyên trách là 86 đại biểu, bao gồm 19 Chủ tịch và 67 Phó Chủ tịch HÐND cấp xã.


Đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố phát biểu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh minh họa: TV.

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp đã đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Thứ nhất, là công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HÐND các cấp: luôn được Thường trực HĐND các cấp của thành phố chú trọng, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN cùng cấp và các cơ quan, đơn vị hữu quan. Những nội dung được đưa ra xem xét, quyết định tại các kỳ họp của HÐND các cấp luôn được lựa chọn kỹ, sát hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, phù hợp với chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào những vấn đề có tính thiết thực liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân, những vấn đề có tính bức xúc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phương và thành phố.

Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HÐND TP Cần Thơ đã tổ chức được 19 kỳ họp (trong đó, có 11 kỳ họp thường lệ, 08 kỳ họp bất thường, chuyên đề). HÐND cấp huyện đã tổ chức được 151 kỳ họp (trong đó, có 87 kỳ họp thường lệ, 54 kỳ họp bất thường, chuyên đề), trung bình từ mỗi quận, huyện tổ chức 15-20 kỳ họp. HÐND cấp xã tổ chức được 1.531 kỳ họp (trong đó có 957 kỳ họp thường lệ, 261 kỳ họp bất thường, chuyên đề), trung bình mỗi xã, phường, thị trấn có từ 10-18 kỳ họp/nhiệm kỳ.

Công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp được xác định là một trong những nhiệm vụ chính, trọng tâm của HĐND nên được Thường trực HĐND các cấp của thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng theo quy định. Bên cạnh việc phân công trách nhiệm, quy định cụ thể về nội dung, thời gian để các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động trong công tác chuẩn bị, trước các kỳ họp, Thường trực HĐND các cấp đều chủ trì tổ chức cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp cùng với lãnh đạo các ban của HĐND (đối với thành phố và cấp huyện) và lãnh đạo văn phòng để kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, công tác chuẩn bị kỳ họp được thực hiện chu đáo, chặt chẽ về nội dung, hạn chế được tình trạng phát sinh thêm nội dung trình kỳ họp sau khi đã thống nhất tại cuộc họp liên tịch.

Thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ là 03 ngày đối với cấp thành phố, từ 1,5-02 ngày đối với cấp huyện và 01 ngày đối với cấp xã. Các kỳ họp chuyên đề và bất thường của HĐND các cấp là 0,5 ngày để thực hiện công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của HĐND, xem xét, quyết định các vấn đề bức xúc phát sinh theo yêu cầu thực tế… Nhìn chung, các hoạt động tại kỳ họp HĐND các cấp có nhiều cải tiến, đổi mới, thiết thực, hiệu quả. Công tác điều hành kỳ họp của Thường trực HĐND các cấp tiếp tục có những đổi mới tích cực, phát huy tinh thần dân chủ và huy động được trí tuệ của tập thể, đề cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND các cấp trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương nói riêng và của thành phố nói chung. Các kỳ họp HĐND các cấp của thành phố diễn ra dân chủ, chất lượng, đảm bảo đúng theo quy định. Đặc biệt là, các kỳ họp thường lệ của HĐND thành phố đều được truyền hình, truyền thanh trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình TP Cần Thơ để cử tri thành phố theo dõi. Các kỳ họp thường lệ của HĐND cấp huyện đều được truyền thanh trực tiếp trên sóng của đài truyền thanh quận, huyện; một số xã, phường, thị trấn có tổ chức truyền thanh trực tiếp tại các kỳ họp thường lệ của HĐND xã, phường, thị trấn trên hệ thống loa truyền thanh để nhân dân địa phương theo dõi.

Thứ hai, là việc quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương: HÐND các cấp trong thành phố quán triệt sâu sắc tinh thần nghị quyết của Ðảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đề cao vai trò, trách nhiệm, nâng cao chất lượng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, kịp thời thể chế hóa nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp bằng nghị quyết của HÐND, với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương và trên địa bàn thành phố.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HÐND thành phố đã thông qua tổng số 223 nghị quyết (trong đó, có 62 nghị quyết quy phạm pháp luật, 161 nghị quyết cá biệt); HÐND cấp huyện đã thông qua 1.053 nghị quyết (trong đó, có 9 nghị quyết quy phạm pháp luật, 1.044 nghị quyết cá biệt), bình quân có 117 nghị quyết/quận, huyện; HÐND cấp xã đã thông qua 5.048 nghị quyết, bình quân có 59 nghị quyết/xã, phường, thị trấn.

Ðể việc ban hành nghị quyết của HÐND đúng quy định, phù hợp với thực tiễn, công tác thẩm tra của các Ban của HÐND thành phố và cấp huyện có vai trò rất quan trọng. Do có sự chủ động, đầu tư nghiên cứu từ rất sớm nên chất lượng của công tác thẩm tra của các Ban ngày càng được nâng cao, cung cấp nhiều thông tin, luận cứ khoa học thực tiễn, giúp đại biểu có điều kiện thuận lợi trong việc xem xét, quyết nghị tại các kỳ họp, đảm bảo chất lượng nghị quyết khi ban hành, sát hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nội dung nào không đảm bảo về thời gian và chất lượng thì các Ban kiên quyết không đưa vào chương trình kỳ họp.

Nhìn chung, việc ban hành nghị quyết của HĐND các cấp của thành phố thực hiện đúng quy trình, thủ tục và thẩm quyền, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp; có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương và tình hình chung của thành phố, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thật sự đi vào đời sống, phát huy hiệu quả tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phương nói riêng, của thành phố nói chung, được nhân dân thành phố đồng tình, hưởng ứng.

Thứ ba, là việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND: tại các kỳ họp, đại biểu HÐND các cấp đã tiến hành giám sát qua các báo cáo công tác 6 tháng, năm và các văn bản liên quan của Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan tư pháp (gồm các ngành: Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Thi hành án dân sự) trình tại kỳ họp. Nội dung giám sát tập trung chủ yếu vào kết quả của việc triển khai và tổ chức thực hiện các nghị quyết của HÐND; việc thực hiện lời hứa của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đối với các lĩnh vực được phân công phụ trách. Các ban của HÐND thành phố và cấp huyện đã chủ động khảo sát, giám sát những nội dung liên quan sẽ được trình tại kỳ họp nhằm phục vụ công tác thẩm tra đối với các báo cáo, đề án, tờ trình giúp cho các nghị quyết của HÐND được ban hành đúng trình tự, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, bám sát thực tiễn và có tính khả thi cao.

Ngoài ra, giám sát qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tại các kỳ họp, HÐND các cấp của thành phố đã tiến hành chất vấn đối với đại diện UBND các cấp, thủ trưởng các sở, ngành cấp thành phố và đại diện lãnh đạo, thành viên UBND cấp huyện, cấp xã với hơn 2.704 ý kiến chất vấn, truy vấn. Nội dung chất vấn, đại biểu HÐND các cấp tập trung vào các vấn đề lớn, có tính bức xúc được đông đảo cử tri, nhân dân thành phố quan tâm, phản ánh qua các đợt tiếp xúc cử tri, qua hoạt động giám sát của HÐND các cấp, qua theo dõi tình hình thực tế và qua các kênh thông tin khác. Các vấn đề được đại biểu tập trung chất vấn như:

- Đối với thành phố: Xây dựng hoàn thành các khu tái định cư, tổ chức đánh giá việc thực hiện chính sách tái định cư và có giải pháp thực hiện tái định cư cho người dân, công tác quản lý, bảo vệ người tiêu dùng, việc nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông, chống ngập nghẹt trên các tuyến đường nội thị, công tác quản lý nhà nước về chất thải, về xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo quy định; công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, triển khai nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ cho một số ngành và lĩnh vực then chốt của thành phố, về nước sạch, về điện không an toàn; về bảo hiểm y tế, y đức của đội ngũ bác sĩ, y sĩ; về cải cách hành chính. Đồng thời, chất vấn về tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội, quản lý và phát triển du lịch, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, quản lý đất đai, vệ sinh môi trường, các đồ án, dự án quy hoạch chậm triển khai,…

- Đối với cấp huyện: Các vấn đề chất vấn là việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất; công tác quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; vấn đề trật tự đô thị, cảnh quan môi trường; vấn đề khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; vấn đề thất nghiệp, giải quyết việc làm; thực trạng vi phạm pháp luật của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay; thực trạng thuốc trừ sâu, phân bón giả, kém chất lượng buôn bán trên thị trường; vấn đề thiếu nước sinh hoạt của nhân dân ở một số khu vực; vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội;…

Theo đó, hoạt động chất vấn tại kỳ họp là một trong những hoạt động trọng tâm, được Thường trực HĐND các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Thời lượng dành cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiếm từ 20-30% thời gian của kỳ họp HÐND. Chất lượng hiệu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được nâng dần qua các kỳ họp của HÐND các cấp, thể hiện qua số lượng, chất lượng ý kiến chất vấn và truy vấn tăng lên qua các kỳ họp. Kết thúc phiên chất vấn, chủ tọa kỳ họp có đánh giá khái quát; đồng thời, đề nghị các ngành chức năng quan tâm thực hiện một số nội dung thuộc lĩnh vực ngành mình phụ trách và thực hiện “lời hứa” của mình với bà con cử tri và đại biểu HÐND.

Bên cạnh đó, Thường trực HĐND thành phố và một số quận, huyện, xã, phường, thị trấn còn tổ chức đường dây điện thoại trực tiếp tại các kỳ họp để Nhân dân có điều kiện phản ánh trực tiếp ý kiến, kiến nghị của mình đến HÐND các cấp. Các ý kiến, kiến nghị này của cử tri được chủ tọa kỳ họp ghi nhận và chuyển đến UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan hữu quan xem xét giải quyết theo thẩm quyền và thông tin kết quả giải quyết cho cử tri biết. Ðiều này, làm cho cử tri thành phố rất hài lòng và luôn quan tâm theo dõi các kỳ họp của HÐND các cấp.

Sau mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND các cấp tiếp tục đôn đốc người đã trả lời chất vấn thực hiện lời hứa, tiếp thu, ghi nhận tại kỳ họp trước, báo cáo kết quả với HÐND các cấp tại kỳ họp sau, bảo đảm các ý kiến, kiến nghị của cử tri và của đại biểu HÐND các cấp được các cơ quan hữu quan nghiêm túc thực hiện. Trên cơ sở phiên chất vấn và trả lời chất vấn, HÐND thành phố, HÐND cấp huyện đã ban hành nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp, các nghị quyết này được đông đảo Nhân dân thành phố đồng tình ủng hộ và được đại biểu đánh giá cao, làm cơ sở cho công tác giám sát khi cần thiết.


Các đại biểu bỏ phiếu bầu bổ sung Ủy viên UBND thành phố tại kỳ họp HĐND TP Cần Thơ khóa IX. Ảnh minh họa: TV.

Về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HÐND bầu được thực hiện 1 lần vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ. Cụ thể, trong nhiệm kỳ 2016-2021, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HÐND bầu được tiến hành vào cuối năm 2018.

Nhận thấy đây là việc làm quan trọng, Thường trực HĐND thành phố chỉ đạo công tác chuẩn bị gần 3 tháng trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ cuối năm 2018. Ðồng thời, ban hành văn bản hướng dẫn, sao chụp những văn bản liên quan đến việc tổ chức thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HÐND bầu gửi đến Thường trực HĐND của 9 quận, huyện và 85 phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố để HÐND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện.

Công tác chuẩn bị cho việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp cuối năm 2018 được Thường trực HĐND các cấp phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQVN các cấp quan tâm thực hiện chặt chẽ, chu đáo. Việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp được tiến hành thận trọng, đúng quy trình, đúng đối tượng với tinh thần khách quan, công tâm, công bằng và dân chủ. Ðại biểu HÐND các cấp đều nhận thức được đầy đủ mục đích và yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm thực hiện nghiêm túc việc gửi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để có sự phấn đấu, rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của bản thân. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, không có trường hợp nào phải tiến hành thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm do có từ 2/3 tổng số đại biểu HÐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.

Song song đó, thực hiện giám sát giữa hai kỳ họp: Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các cấp trong thành phố đã thành lập 3.271 đoàn giám sát, khảo sát (trong đó, thành phố: 97 đoàn; cấp huyện: 559 đoàn; cấp xã: 2.615 đoàn) tổ chức giám sát, khảo sát đối với các ngành, các cấp và các cơ quan, đơn vị hữu quan trên địa bàn. Nội dung giám sát, khảo sát tập trung vào việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND các cấp trên các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, hoạt động của các cơ quan tư pháp… Ngoài ra, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND (thành phố và cấp huyện) và đại biểu HĐND các cấp còn thực hiện giám sát chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề có tính bức xúc của nhân dân các địa phương.

Hình thức giám sát đa dạng, trong các cuộc giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND (thành phố và cấp huyện) và đại biểu HĐND các cấp có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND, UBMTTQVN các cấp, đại diện các ngành, các cơ quan, đơn vị hữu quan. Qua giám sát, các đoàn giám sát đã đánh giá đúng những kết quả đạt được, cũng như chỉ ra được những hạn chế tồn tại, nguyên nhân và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng địa phương; đồng thời, kiến nghị những biện pháp khắc phục cụ thể. Sau mỗi đợt giám sát, các Ban của HĐND (thành phố và cấp huyện) đều có văn bản báo cáo kết quả giám sát đến Thường trực HĐND cùng cấp và Thường trực HĐND các cấp có văn bản báo cáo kết quả giám sát đến cấp ủy cùng cấp, thông báo đến UBND cùng cấp, thủ trưởng các cơ quan đơn vị hữu quan. Đồng thời, kiến nghị xử lý những vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.

Qua đó, nhiều kiến nghị của Thường trực HĐND các cấp, các Ban của HĐND (thành phố và cấp huyện) được UBND các cấp tiếp thu, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hữu quan thực hiện nghiêm túc. Những kiến nghị nào của các đoàn giám sát có thể thực hiện được ngay thì UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hữu quan thực hiện khá tốt (đạt tỷ lệ từ 83% trở lên). Riêng các kiến nghị đòi hỏi phải có lộ trình, thời gian thực hiện, các đơn vị được giám sát cũng nghiêm túc tiếp thu để quan tâm thực hiện trong thời gian tới. Sau giám sát, có đôn đốc, theo dõi và có tái giám sát việc thực hiện các kiến nghị của đoàn giám sát nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất trong hoạt động giám sát.

Thứ tư, là về hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT), tiếp công dân và đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Đối với hoạt động tiếp xúc cử tri: Trước và sau các kỳ họp thường lệ của HÐND, Thường trực HĐND các cấp phối hợp chặt chẽ với UBMTTQVN cùng cấp trong việc tổ chức các hội nghị TXCT; phân loại, tổng hợp, rà soát các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới UBND các cấp xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Ðồng thời, theo dõi và thông báo kết quả giải quyết của UBND, các cơ quan, đơn vị hữu quan về những kiến nghị của cử tri tại các cuộc TXCT để cử tri biết và theo dõi.

Ngoài ra, tại các hội nghị TXCT còn có đại diện lãnh đạo của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương tham dự để kịp thời trả lời, giải thích các ý kiến, kiến nghị cử tri đặt ra và được đông đảo cử tri thành phố đồng tình, đánh giá cao hoạt động này thời gian qua. Hầu hết đại biểu HÐND các cấp đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ đại biểu trong hoạt động TXCT, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ðồng thời, kịp thời tổng hợp gửi báo cáo kết quả TXCT về Thường trực HĐND và UBMTTQVN các cấp theo quy định.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND các cấp đã phối hợp với UBMTTQVN các cấp tổ chức 48 đợt TXCT trước và sau các kỳ họp thường lệ của HÐND các cấp, thu hút được hơn 92.728 cử tri tham dự và đóng góp trên 9.722 ý kiến, kiến nghị trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, cũng như việc điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương...

Ðặc biệt, trước và sau mỗi kỳ họp, tất cả các xã, phường, thị trấn đều có đại biểu HÐND thành phố TXCT, điểm TXCT được tổ chức thuận lợi để cử tri có điều kiện tham dự. Bên cạnh đó, việc thực hiện truyền thanh trực tiếp tại buổi TXCT của đại biểu HÐND các cấp được thực hiện rộng rãi bắt đầu từ kỳ họp giữa năm 2016. Ngoài ra, một số địa phương có tổ chức đường dây điện thoại trực tiếp tại các điểm TXCT có tổ chức truyền thanh trực tiếp để cử tri đóng góp, phản ánh ý kiến. Những hoạt động này đã thu hút đông đảo cử tri thành phố theo dõi, đồng tình, đánh giá rất cao và đề nghị HÐND các cấp tiếp tục duy trì, tổ chức rộng rãi hơn nữa trong thời gian tới. Theo đó, tỷ lệ đại biểu HÐND các cấp và đại biểu là lãnh đạo chủ chốt của địa phương tham gia tham dự TXCT, trung bình đạt trên 90%, nhiều đơn vị có 100% đại biểu tham dự đầy đủ các cuộc TXCT.

Việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri được UBND các cấp quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hữu quan và các địa phương thực hiện khá tốt. Tỷ lệ giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri qua các kỳ họp HÐND các cấp trung bình đạt tỷ lệ trên 96%. Trong đó, tỷ lệ các ý kiến, kiến nghị của cử tri được giải quyết dứt điểm đạt trên 80%.

Trong số các ý kiến, kiến nghị của cử tri, có một số vấn đề có thể giải quyết ngay được, nhưng cũng có những vấn đề đòi hỏi phải có thời gian, nguồn lực mới có thể giải quyết được nên Thường trực HĐND các cấp, nhất là cấp thành phố luôn thường xuyên quan tâm thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, rà soát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ðồng thời, thực hiện việc giám sát, tái giám sát các kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri cũng như “lời hứa” của thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.

Nhằm kịp thời thông tin kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị đến cử tri thành phố, Thường trực HĐND thành phố chỉ đạo văn phòng HÐND thành phố phối hợp với Báo Cần Thơ và Ðài Phát thanh và Truyền hình TP Cần Thơ xây dựng và đăng tải các nội dung giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trên chuyên mục “Nhịp cầu dân cử” của Báo và Chuyên đề “Với cử tri thành phố” của Ðài, đăng tải trên Trang thông tin điện tử của HÐND thành phố. Ðây, vừa là cầu nối phản ánh tiếng nói của cử tri với Ðảng và Nhà nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi để cử tri gần gũi với đại biểu, là kênh thông tin để cử tri giám sát hoạt động của đại biểu HÐND, Thường trực HĐND, các ban của HÐND (thành phố và cấp huyện), UBND các cấp, cũng như việc thực hiện lời hứa của thủ trưởng các sở, ngành và đại biểu với cử tri. Qua đó, đề cao vai trò, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đối với lĩnh vực được phân công, phụ trách. Ðồng thời, từng bước góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HÐND nói chung, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân. Qua quá trình hoạt động, các chuyên trang, chuyên mục này được đông đảo cử tri thành phố và đại biểu HÐND các cấp đánh giá cao.

Đối với hoạt động tiếp công dân và đôn đốc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân: trong nhiệm kỳ 2016-2021, Thường trực HĐND các cấp đã tiếp nhận 898 đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tiếp công dân 5.140 lượt. Nội dung khiếu nại của công dân chủ yếu liên quan đến phản ánh việc chậm đưa ra xét xử của Tòa án nhân dân các cấp liên quan đến các vụ việc tranh chấp dân sự; việc chậm giao nền tái định cư của công ty kinh doanh bất động sản; việc xây dựng nhà không phép hoặc việc khiếu nại các quyết định thu hồi đất của UBND các quận, huyện; việc tranh chấp đất đai giữa các hộ liền kề,…

Việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân từ đầu nhiệm kỳ đến nay luôn đạt tỷ lệ cao, đặc biệt là, cấp thành phố luôn đạt tỷ lệ 98%, cấp huyện đạt tỷ lệ trung bình là 97,5%. Ngoài ra, Thường trực HĐND các cấp thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, giám sát việc giải quyết khiếu nại của công dân đối với các cơ quan, đơn vị hữu quan; Thường trực HĐND thành phố thực hiện giám sát 6 tháng một lần trước các kỳ họp thường lệ của HÐND thành phố. Hằng năm, Thường trực HĐND đều tham gia tiếp công dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cùng với Ðoàn đại biểu Quốc hội thành phố và UBND các cấp.

Thực hiện Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15/5/2014, Thường trực HĐND thành phố ban hành Quyết định số 16/QÐ-HÐND ngày 22/8/2016 về Quy chế tiếp công dân của Thường trực HĐND và đại biểu HÐND thành phố khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021. Ðồng thời, chỉ đạo tổ chức, thực hiện việc tiếp công dân tại Văn phòng HÐND thành phố; niêm yết và thông tin trên Trang thông tin điện tử của HÐND thành phố lịch tiếp công dân của Thường trực HĐND thành phố để cử tri biết. Trung bình, mỗi đồng chí trong Thường trực HĐND thành phố thực hiện việc tiếp công dân tối thiểu 1 ngày/quý.

Theo đó, Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc tiếp công dân tại nơi làm việc theo tinh thần Nghị quyết số 759 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quy chế tiếp công dân của Thường trực HĐND thành phố.

Thứ năm, về mối quan hệ của HĐND với các cơ quan và tổ chức hữu quan:

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cấp ủy Đảng luôn quan tâm, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các hoạt động của HĐND các cấp, đảm bảo thực hiện tốt chức năng của cơ quan dân cử theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của thành phố theo nghị quyết Đảng bộ thành phố đã đề ra. Bên cạnh đó, Thường trực HĐND cùng với thường trực UBND, ban thường trực UBMTTQVN các cấp thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động của HĐND, UBND và UBMTTQVN các cấp trong các hoạt động, như:

- UBND các cấp đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các ngành các cấp, địa phương thực hiện khá tốt các kiến nghị giám sát của Thường trực HĐND, các ban của HĐND (thành phố và cấp huyện) và đại biểu HĐND các cấp. Đồng thời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, thực hiện các vấn đề đã hứa, tiếp thu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của HĐND các cấp; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân và các vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm.

- UBND các cấp chủ động hơn trong việc xây dựng văn bản trình tại các kỳ họp và kịp thời gửi tài liệu đến Thường trực HĐND các cấp để phục vụ tốt công tác thẩm tra của các ban của HĐND thành phố, các ban của HĐND cấp huyện và Thường trực HĐND cấp xã; trình Thường trực HĐND các cấp xem xét, cho ý kiến về những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp đảm bảo kịp thời, đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật. Đồng thời, kịp thời thể chế hóa các nghị quyết của HĐND các cấp để làm cơ sở pháp lý trong quá trình chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương nói riêng và thành phố nói chung.

- HĐND các cấp phối hợp chặt chẽ với UBMTTQVN các cấp tổ chức tốt các cuộc họp liên tịch, hội nghị tiếp xúc cử tri; đại diện ban thường trực UBMTTQVN các cấp tham gia khá đầy đủ các cuộc giám sát, khảo sát do Thường trực HĐND các cấp, các ban của HĐND thành phố, quận, huyện tổ chức; tham dự đầy đủ các cuộc họp thẩm tra của các ban của HĐND thành phố và cấp huyện; tham gia ý kiến đóng góp xây dựng chính quyền địa phương tại các kỳ họp HĐND các cấp, UBMTTQVN tham gia phản biện các nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND do UBND trình tại các kỳ họp.

- Mối quan hệ của HÐND với Tòa án Nhân dân (TAND), Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) các cấp: Phối hợp trong công tác giám sát, công tác tham gia các kỳ họp thường lệ của HÐND hai cấp trong báo cáo kết quả hoạt động của ngành cho đại biểu HÐND theo quy định; phối hợp qua công tác thẩm tra của Ban pháp chế của HÐND hai cấp thẩm tra các báo cáo của 2 ngành trình HÐND tại kỳ họp. Qua đó, kiến nghị HÐND những nội dung xác đáng đối với TAND, VKSND và các cơ quan hữu quan tạo điều kiện thuận lợi trong phối hợp, hỗ trợ để hai ngành kiểm sát và tòa án thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, việc đánh giá hoạt động của TAND, VKSND các cấp còn được đưa vào nghị quyết kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm để thực hiện. Từ năm 2015, HÐND thành phố đã ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với cơ quan VKSND, TAND, Thi hành án dân sự (Nghị quyết này đã hết hiệu lực vào cuối năm 2020).

- Thường trực HĐND thành phố cũng thường xuyên tổ chức hội nghị giao ban hằng quý với Thường trực HĐND các quận, huyện tập trung vào các nội dung hoạt động thiết thực phục vụ tốt cho hoạt động của HÐND các cấp. Bên cạnh đó, còn tổ chức và tham dự các hội nghị trao đổi kinh nghiệm của Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố được tổ chức ở các tỉnh, thành phố khu vực ÐBSCL và các tỉnh miền Ðông Nam bộ. Qua đó, giúp Thường trực HĐND, các ban của HÐND và đại biểu HÐND thành phố chia sẻ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm vận dụng có hiệu quả trong quá trình hoạt động của HÐND thành phố.

Trong nhiệm kỳ, HÐND thành phố đã ban hành Nghị quyết thông qua Ðề án “Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức và đại biểu HÐND nhiệm kỳ 2016-2021 của TP Cần Thơ”; tổ chức cho đại biểu HÐND thành phố đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Ðại học Victoria Wellington, New Zealand với các kỹ năng, như: kỹ năng giám sát quy hoạch, quy hoạch mạng lưới giao thông; kỹ năng quản lý chính quyền địa phương, phân cấp quản lý chính quyền địa phương, kỹ năng quản lý đô thị và môi trường; kỹ năng lễ tân và ngoại giao; nâng cao trình độ tiếng Anh... Nghị quyết về việc thực hiện Ðề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của TP Cần Thơ tại Trường Ðại học California, Riverside, Hoa Kỳ giai đoạn 2018-2020”.

- Thường trực HĐND thành phố thường xuyên tham gia cùng Ðoàn đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến đóng góp các dự án, dự thảo luật,… Thực hiện tốt chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, chuẩn bị tốt các nội dung theo yêu cầu của các đoàn giám sát, khảo sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi đến làm việc tại TP Cần Thơ.

Thứ sáu, là các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của HÐND:

Trong đó, việc cung cấp thông tin và thực hiện các chế độ, chính sách đối với đại biểu HĐND thì Thường trực HĐND thành phố chỉ đạo Văn phòng HÐND thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác tuyên truyền và đưa tin về hoạt động của HÐND các cấp; xây dựng Trang thông tin điện tử của HÐND thành phố, làm tốt vai trò cầu nối giữa cử tri với đại biểu và các cấp chính quyền, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Ðảng, pháp luật của Nhà nước. Ðồng thời, kịp thời phản ánh những vấn đề bức xúc của cử tri đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Qua đó, nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri có tính bức xúc được các cơ quan chức năng tiếp thu và chỉ đạo giải quyết có hiệu quả.

Mặt khác, Thường trực HĐND thành phố đã chỉ đạo thực hiện tốt việc đảo đảm các điều kiện, phục vụ các hoạt động của đại biểu HÐND, Thường trực HĐND, các ban của HÐND (thành phố và cấp huyện), các tổ đại biểu HÐND và đại biểu HÐND các cấp; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đại biểu HÐND các cấp trong các hoạt động theo quy định. Bên cạnh đó, để có cơ sở pháp lý và tạo sự thống nhất trong việc chi phục vụ cho hoạt động của HÐND các cấp ở các địa phương, cuối năm 2016, HÐND thành phố đã ban hành nghị quyết về việc quy định một số mức chi phục vụ hoạt động của HÐND các cấp (Nghị quyết số 12/2016/NQ-HÐND về việc quy định một số mức chi phục vụ hoạt động của HÐND các cấp).

Đối với cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động: Hiện nay, trụ sở làm việc của cơ quan HĐND thành phố được đã được cải tạo, nâng cấp đảm bảo điều kiện phục vụ tốt cho hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND theo quy định. Về kinh phí, Văn phòng sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của HĐND thành phố. Còn HÐND cấp huyện, cấp xã: Trụ sở làm việc chung HÐND, UBND, chưa có cơ quan tham mưu, giúp việc riêng. Kinh phí phục vụ cho hoạt động của HÐND cấp huyện, cấp xã được chi từ ngân sách của địa phương thực hiện theo Nghị quyết của HÐND thành phố. Ngoài ra, hằng năm HÐND thành phố còn bổ sung kinh phí hoạt động cho HÐND cấp xã. Theo đó, đối với xã, phường, thị trấn có từ 12 ấp, khu vực trở lên được phân bổ 120 triệu đồng/xã, phường, thị trấn; đối với xã, phường, thị trấn có từ 11 ấp, khu vực trở xuống được phân bổ 110 triệu đồng/xã, phường, thị trấn.

Đối với tổ chức bộ máy, cơ quan tham mưu giúp việc: Văn phòng HÐND thành phố thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ cho hoạt động của HÐND, Thường trực HĐND, các ban của HÐND, các tổ đại biểu HÐND và đại biểu HÐND thành phố, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực HĐND thành phố. Ðồng thời, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Nghị định số 48/2016/NÐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ. Về tổ chức bộ máy của văn phòng HÐND thành phố, tổng số cán bộ, công chức, người lao động là 44 người, gồm có: lãnh đạo văn phòng: 3 người, trong đó, 1 phó chánh văn phòng được giao phụ trách, điều hành văn phòng và điều hành các hoạt động của văn phòng, là chủ tài khoản, 2 phó chánh văn phòng còn lại được phân công phụ trách từng lĩnh vực và trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn của các phòng chức năng (Phòng Tổng hợp, Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị).

Song song đó, hầu hết các quận, huyện đều được bố trí 1 chuyên viên (kiêm nhiệm), 1 lãnh đạo văn phòng HÐND, UBND tham mưu, giúp việc cho hoạt động HÐND nói chung và Thường trực HĐND, các ban của HÐND cấp huyện nói riêng; HÐND đảm bảo thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc, kịp thời phục vụ cho các hoạt động của HÐND. HÐND cấp xã, bố trí công chức văn phòng - thống kê của UBND cấp xã là bộ phận tham mưu chính giúp việc cho thường trực HÐND; đồng thời, thành viên các ban của HÐND cũng tích cực góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ.

Có thể nói, HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND (thành phố và cấp huyện), các tổ đại biểu và đại biểu HĐND các cấp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo pháp luật quy định. Công tác chuẩn bị các kỳ họp HĐND đảm bảo được thực hiện sớm và chu đáo. Các kỳ họp của HĐND các cấp diễn ra đảm bảo nội dung theo quy định do Thường trực HĐND các cấp có sự chủ động trong việc chủ trì, phối hợp với UBND, UBMTTQVN các cấp và các cơ quan, đơn vị hữu quan trong việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp HĐND các cấp. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp được HĐND, Thường trực HĐND các cấp quan tâm, chú trọng, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng đi vào đúng thực chất, các vấn đề đã hứa, tiếp thu, ghi nhận tại các kỳ họp được UBND các cấp quan tâm, chỉ đạo thủ trưởng các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc. Nội dung giám sát có trọng tâm, các kiến nghị của các đoàn giám sát có tính sát hợp với tình hình thực tế, được các đơn vị được giám sát thực hiện nghiêm túc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị được giám sát.

Chất lượng ban hành nghị quyết của HĐND các cấp ngày càng được nâng cao. Nghị quyết của HĐND các cấp đảm bảo được ban hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết đảm bảo tính hợp hiến và hợp pháp, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, có tính khả thi cao, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân thành phố.

Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri được thực hiện thường xuyên và đạt được nhiều kết quả tích cực. Thường trực HĐND, UBND các cấp, các ngành, các địa phương xác định công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được quan tâm thực hiện tốt nhằm giải quyết cơ bản các vấn đề bức xúc của cử tri đặt ra. Qua đó, ý thức, nhận thức cũng như trách nhiệm của cá nhân từng đại biểu HĐND ngày càng được nâng cao, đại biểu HĐND thành phố phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động và thực hiện tốt vai trò của người đại biểu. Từ đó, hoạt động của HĐND thành phố từng bước được nâng cao, tạo được lòng tin của cử tri đối với hoạt động của các cơ quan dân cử.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một vài hạn chế như: công tác khảo sát, giám sát, có những vấn đề, lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, cũng như mong muốn của cử tri thành phố. Số lượng các cuộc giám sát cấp huyện, cấp xã được nâng lên, nhưng có mặt cũng chưa thật sự mạnh, một số kiến nghị sau giám sát có khi chưa được tái giám sát để khẳng định kết quả giải quyết đến đâu. Mặt khác, cũng do chính sách hoặc điều kiện về kinh tế, tài chính nên trong thời gian ngắn cơ quan hữu quan không thể thực hiện được. Một số đại biểu chưa chủ động bố trí thời gian hợp lý để tham gia hoạt động của HÐND; chưa đầu tư thời gian đúng mức cho việc nghiên cứu tài liệu, tham gia họp tổ. Hoạt động chất vấn của đại biểu HÐND (cấp huyện, cấp xã) tại kỳ họp còn hạn chế, đại biểu HÐND ít chủ động đặt vấn đề nội dung chất vấn trực tiếp tại kỳ họp; khi thực hiện chất vấn, cũng chưa tranh luận để giải quyết rốt ráo, dứt điểm. Một số trường hợp, ý kiến phát biểu của đại biểu thường về công tác chuyên môn, chưa mang tính đại diện cho cử tri khi thực hiện chất vấn.

Hiện nay, việc ban hành nghị quyết quy phạm phạm pháp luật đã được quy định, hướng dẫn tại Nghị định số 34/2016/NÐ-CP ngày 14-5-2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Tuy nhiên, đối với các nghị quyết cá biệt chưa có văn bản pháp lý quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành nên dễ dẫn đến sự chuẩn bị thiếu chu đáo của cơ quan được phân công soạn thảo. Ngoài ra, việc hướng dẫn phân loại nghị quyết của HÐND loại nào là quy phạm pháp luật, loại nào là cá biệt chưa đầy đủ để các địa phương thực hiện thống nhất.

Mặt khác, trong việc thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HÐND năm 2015: do việc ban hành chương trình giám sát và báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát hằng năm của HÐND và Thường trực HĐND trước hoặc sau thời điểm giám sát khoảng 6 tháng nên một số nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế, thiếu tính “thời sự” đối với đời sống xã hội. Đối với việc chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc các kết luận, kiến nghị sau giám sát: Ðiều 89 của Luật chỉ quy định: “Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”, chưa có quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với các trường hợp này nên việc thực hiện các kiến nghị qua giám sát có lúc chưa thực hiện nghiêm túc.

Nguyên nhân của ưu điểm: Ðược sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Ðảng đối với tổ chức và hoạt động của HÐND các cấp, đặc biệt là trong việc bảo đảm cơ cấu, thành phần, việc lựa chọn người giới thiệu ra ứng cử đại biểu HÐND, lựa chọn nhân sự làm công tác chuyên trách của HÐND các cấp. Tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của tập thể HÐND các cấp, trong đó có vai trò nòng cốt, năng động của Thường trực HĐND, các ban HÐND, các vị tổ trưởng và thư ký kỳ họp trong thực hiện nhiệm vụ được cử tri giao phó. Trong điều kiện đại biểu cấp huyện, cấp xã hoạt động kiêm nhiệm nhiều, đại biểu hoạt động chuyên trách ít, các lĩnh vực, các vấn đề mà HÐND cấp huyện, cấp xã phải quyết định nhiều lĩnh vực, đội ngũ tham mưu, giúp việc còn thiếu… thì sự cố gắng, nỗ lực của Thường trực HĐND, các ban HÐND cấp huyện, cấp xã và đại biểu HÐND trong nhiệm kỳ vừa qua là rất đáng trân trọng.

HÐND thành phố, cấp huyện có mối quan hệ hài hòa, phối hợp chặt chẽ với UBND, UBMTTQVN, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, các cơ quan, đoàn thể ở địa phương. Chính nhờ sự hợp tác, trao đổi thường xuyên của các cơ quan, đoàn thể đã góp phần giúp cho Thường trực HĐND, các ban HÐND và đại biểu HÐND hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các cơ quan, đoàn thể trong thành phố cũng thể hiện vai trò tích cực trong tổ chức thực hiện và góp phần vận động, tuyên truyền cho nhân dân tham gia thực hiện các nghị quyết được HÐND các cấp ban hành. HÐND thành phố luôn nhận được sự quan tâm hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ nên trong hoạt động của HÐND có nhiều thuận lợi.

Nguyên nhân của hạn chế: Thường trực HĐND, các ban của HÐND (cấp huyện, cấp xã) thực hiện nhiệm vụ giám sát theo lĩnh vực được phân công rất rộng; trong khi, không có phòng chức năng giúp việc và việc bố trí nhân sự phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của HÐND còn ít (các Ban của HÐND cấp huyện thì không có chuyên viên giúp việc riêng). Cấp huyện chỉ bố trí 1 chuyên viên phục vụ cho HÐND, Thường trực HĐND và các ban của HÐND cấp huyện nên trong quá trình hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng, hiệu quả mang lại chưa cao, thiếu chiều sâu. Công tác tham mưu, phục vụ cho lãnh đạo các ban của HÐND thành phố, HÐND, Thường trực HĐND, các ban của HÐND cấp huyện trong các hoạt động đôi lúc còn bị động,...

Hoạt động thẩm tra của các ban của HÐND vẫn còn bị động về thời gian trong việc thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp, nhất là kỳ họp cuối năm, có liên quan đến lĩnh vực kinh tế (dự toán thu, chi ngân sách), do các đơn vị tham mưu UBND trình nội dung này phải chờ các số liệu chính thức của cấp trên (Trung ương). Mặt khác, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Khoản 2, Ðiều 124) “Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HÐND, cơ quan trình dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến ban của HÐND được phân công thẩm tra để thẩm tra”.

Tuy nhiên, tại tiết 2, khoản 4, Ðiều 124 quy định “Báo cáo thẩm tra phải được gửi đến Thường trực HĐND chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HÐND”. Như vậy, các Ban của HÐND thành phố chỉ còn 5 ngày để thực hiện công tác thẩm tra. Do đó, thời gian để các Ban của HÐND thành phố thẩm tra các dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật là quá ít, ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo thẩm tra.

Do đa số đại biểu HÐND hoạt động kiêm nhiệm nên thời gian dành cho việc nghiên cứu văn bản chưa nhiều. Tỷ lệ đại biểu tham gia các hoạt động của HÐND, các ban của HÐND và tổ đại biểu HÐND chưa đảm bảo theo quy định cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HÐND, các ban của HÐND và tổ đại biểu HÐND. Do tình hình dịch COVID-19, một số hoạt động khảo sát, giám sát không thực hiện được bằng hình thức trực tiếp mà phải chuyển qua hình thức giám sát qua báo cáo, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của HÐND các cấp của nhiệm kỳ.

Một số bài học kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2016-2021, đó là: Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo pháp luật, nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động của HĐND các cấp. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn của Trung ương để kịp thời tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung do Trung ương yêu cầu. Phải tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp để quán triệt tạo được sự chuyển biến tích cực và thống nhất chung về nhận thức, phương pháp lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động của HĐND và UBND các cấp. Kịp thời thể chế hóa nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp bằng nghị quyết của HĐND các cấp với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương và trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, bảo đảm thực hiện tốt công tác phối hợp với UBND, UBMTTQVN, các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện các hoạt động của HĐND các cấp. Thường xuyên theo dõi hoạt động để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn giúp HĐND cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Trong quá trình hoạt động cần có sự chỉ đạo nhất quán, kiên quyết, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm của các ngành, các cấp các địa phương. Đề ra lộ trình thực hiện hợp lý, có chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của HĐND từng cấp và tình hình thực tế ở từng địa phương.

Thực hiện tốt vai trò của cơ quan dân cử, là cầu nối giữa cử tri với chính quyền các cấp, thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Từ đó xây dựng, ban hành các nghị quyết đáp ứng được nguyện vọng của cử tri, phù hợp với tình hình thực tiễn, điều kiện của địa phương để nâng cao lòng tin, sự đồng thuận của cử tri đối với hoạt động của HĐND các cấp. Thông qua các hoạt động giao ban, hội nghị chuyên đề để hướng dẫn, rút kinh nghiệm, kịp thời nhân rộng các mô hình, cách làm hay có hiệu quả; thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kỹ năng hoạt động đại biểu HĐND các cấp, giúp đại biểu chủ động, sáng tạo trong hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp.

Một số đề xuất, kiến nghị: Ðối với Ðảng cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động của HÐND, đặc biệt là việc quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ có năng lực bảo đảm các chức danh trong HÐND tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và quy định rõ hơn về vai trò của đại biểu kiêm nhiệm trong hoạt động dân cử. Song song đó là tăng số lượng cấp ủy cùng cấp trong thường trực và ban của HÐND để nâng cao vị thế của HÐND, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ðối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: đề nghị xem xét về thời gian ban hành nghị quyết về chương trình giám sát, thời gian báo cáo kết quả hoạt động giám sát tại kỳ họp HÐND phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tiễn của địa phương và chế tài xử lý đối với các cơ quan, đơn vị được giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc các kiến nghị sau giám sát của các đoàn giám sát. Trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HÐND, đối với các nghị quyết của HÐND các cấp nên có hướng dẫn chi tiết để cùng thống nhất thực hiện giữa các địa phương tránh trường hợp cùng một nghị quyết nhưng ở tỉnh này ban hành nghị quyết cá biệt, tỉnh khác ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật.

Hướng dẫn việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương theo hướng tăng thêm thời gian cho hoạt động thẩm tra của ban HÐND để công tác thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp HÐND đảm bảo chất lượng, hiệu quả hơn. Quy định cụ thể việc lấy ý kiến các đối tượng tác động đạt tỷ lệ bao nhiêu thì mới tiến hành bước tiếp theo của quy trình ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật,… Ðồng thời, có văn bản hướng dẫn trong việc xác định, phân loại nghị quyết cá biệt của HÐND. Quy định cụ thể về chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo hoạt động cho HÐND, Thường trực HĐND, các ban của HÐND, đặc biệt là đối với các chức danh chuyên trách. Quy định cụ thể hơn về bộ máy giúp việc của HÐND cấp huyện, vì hiện nay văn phòng cấp huyện vừa tham mưu cho UBND và HÐND nên đôi lúc chưa kịp thời, chất lượng hiệu quả chưa cao…

Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2016-2021 như sau:

Tiếp tục thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HÐND, Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng và các văn bản quy định khác của Trung ương có liên quan, thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn của Trung ương để kịp thời tổ chức triển khai thực hiện các nội dung do Trung ương yêu cầu.

Tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 và nghị quyết đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã, nhiệm kỳ 2020-2025. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đảm bảo giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng của địa phương, thực hiện tốt các khâu đột phá theo nghị quyết đề ra.

Ban hành và theo dõi, đôn đốc UBND các cấp trong việc thể chế hóa các nghị quyết của HÐND các cấp được thông qua tại các kỳ họp của HÐND các cấp bảo đảm kịp thời, đúng theo quy định. Tiếp tục tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HÐND các cấp qua các hoạt động, như: Tổ chức các kỳ họp HÐND các cấp, hoạt động giám sát, tiếp công dân, giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri,...

Phối hợp tổ chức tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đảm bảo đúng luật, dân chủ, bình đẳng, an toàn, tiết kiệm; đảm bảo bầu đủ số lượng, cơ cấu, thành phần và chất lượng đại biểu để góp phần nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Song song đó, chuẩn bị tốt các mặt để tổ chức kỳ họp lần thứ nhất của HÐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 và bầu các chức danh thuộc thẩm quyền. Tiếp tục phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội đến giám sát, làm việc tại địa phương.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND trong nhiệm kỳ 2021-2026:

- Phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức tập huấn cho đại biểu HĐND các cấp, đảm bảo 100% đại biểu HĐND các cấp tham gia, đặc biệt, là nắm vững các văn bản có liên quan đến hoạt động dân cử, như: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020... Đồng thời, thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri, tổ chức tốt việc tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp thường lệ của HĐND các cấp.

- Trên cơ sở Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các văn bản quy phạm pháp luật về hướng dẫn hoạt động của HĐND; chủ động tổ chức rà soát theo thẩm quyền, ban hành các quy chế, nội quy liên quan đến hoạt động của HĐND…

- Tăng cường mối quan hệ, phối hợp giữa HĐND, UBND, UBMTTQVN các cấp, tổ đại biểu HĐND và các cơ quan, tổ chức hữu quan; kiểm tra, rà soát, xây dựng, sửa đổi, ban hành các quy chế phối hợp hoạt động phù hợp với thực tiễn và quy định pháp luật. Nâng cao chất lượng hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Thường trực HĐND thành phố với Thường trực HĐND quận, huyện theo chiều sâu, tập trung vào các chủ đề đại biểu còn hạn chế, còn khó khăn trong quá trình hoạt động hay gặp phải.

- Đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động của HĐND các cấp; quan tâm tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của bộ phận giúp việc văn phòng HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức văn phòng HĐND, UBND cấp huyện, xã; đảm bảo các điều kiện phương tiện, kinh phí để thực hiện tốt chức năng tham mưu, phục vụ, giúp việc cho hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND và các cơ quan của HĐND…

H.O (TH)

--------------

Nguồn: Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2016 - 2021 và nhiệm vụ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ





Chia sẻ bài viết:  
  In bài viết